NAS là gì?

NAS là từ viết tắt của cụm từ Network Attached Storage, có thể hiểu đơn giản là ổ cứng mạng. NAS là thiết bị lưu trữ toàn bộ file giúp chúng ta truy cập dễ dàng với mọi thiết bị như: điện thoại thông minh, laptop hoặc PC ở bất cứ đâu.

Cấu trúc của một thiết bị NAS tương tự như bộ xử lý CPU, thường có sẵn hệ điều hành, là phiên bản rút gọn dựa trên Linux, được kết nối thông qua mạng có dây hoặc không dây Wifi. Thiết bị NAS thường được sử dụng cho mục đích lưu trữ cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ.

NAS là từ viết tắt của cụm từ Network Attached Storage

Thiết bị NAS gồm những thành phần gì?

Thiết bị NAS bao gồm 4 thành phần cơ bản như: Ổ lưu trữ vật lý, Bộ xử lý trung tâm CPU, Hệ điều hành, Giao diện mạng.

Ổ lưu trữ vật lý

Thiết bị NAS có từ 2 đến 5 ổ cứng, cung cấp dung lượng lưu trữ rộng lớn. Các ổ cứng này thường được tổ chức theo cách hợp lý thông qua công nghệ gọi là RAID (Redundant Array of Independent Disks – Hệ thống ổ đĩa độc lập dự phòng), giúp tạo ra các đơn vị lưu trữ ảo từ nhiều ổ cứng vật lý. RAID không chỉ giúp sao lưu dữ liệu một cách an toàn mà còn tăng cường hiệu suất hoạt động của hệ thống.

Bộ xử lý trung tâm CPU 

Các thiết bị NAS có CPU cung cấp thông tin điện toán và khả năng xử lý và quản lý hệ thống tệp. Đặc biệt, CPU có thể đọc và ghi dữ liệu giúp xử lý cũng như gửi tệp, quản lý và tích hợp đám mây nếu bạn muốn.

Hệ điều hành

Hệ điều hành là một phần mềm giao diện giữa phần cứng của thiết bị lưu trữ và người dùng. Trong khi các thiết bị lưu trữ kết nối mạng phức tạp thường có hệ điều hành riêng, nhưng một số thiết bị đơn giản có thể không có hệ điều hành tích hợp.

Giao diện mạng

Thiết bị NAS sử dụng giao diện mạng để kết nối với máy tính hoặc mạng của bạn. Kết nối mạng có thể được thực hiện qua cáp Ethernet hoặc Wi-Fi. Ngoài ra, nhiều thiết bị NAS còn có cổng USB để sạc hoặc kết nối với các thiết bị khác như ổ đĩa di động hoặc máy in.

Các bộ phận cơ bản của NAS

Những nguyên tắc cơ bản của thiết bị NAS

Thiết bị NAS thường dùng để lưu trữ gắn vào mạng, dành cho những dữ liệu gắn tệp. Thiết bị sở hữu 3 phương án lưu trữ chính:

  • Lưu trữ tệp: Bạn có thể lưu trữ dữ liệu trong các tệp, sắp xếp tệp thành các thư mục, thậm chí bạn có thể đặt theo cấp bậc bao gồm các thư mục và thư mục con. Đây là kỹ thuật lưu trữ phổ biến và quen thuộc.
  • Lưu trữ khối dữ liệu: Đây là quá trình thiết bị chia các tệp thành các khối dữ liệu nhỏ, lưu trữ riêng thành từng khối theo một địa chỉ duy nhất. Máy tính có thể lưu trữ khối dữ liệu ở bất cứ đâu trên thiết bị. Hệ điều hành của máy chủ sẽ sử dụng địa chỉ trực tiếp để tập hợp lại các khối dữ liệu thành tệp.
  • Lưu trữ đối tượng: Đối tượng là các phần dữ liệu độc lập được lưu trữ mà không phụ thuộc vào cấu trúc hay hệ thống thư mục. Mỗi đối tượng bao gồm dữ liệu thực tế, thông tin mô tả về dữ liệu (gọi là siêu dữ liệu), và một mã số duy nhất để phân biệt. Có được thông tin này, phần mềm hệ thống có thể dễ dàng tìm và truy cập các đối tượng.

Các nguyên tắc cơ bản của thiết bị NAS

Cách thức hoạt động của thiết bị NAS

Hệ thống NAS kết hợp cả phần mềm và phần cứng với các giao thức hoặc quy tắc để hỗ trợ chia sẻ tệp qua mạng. Khi tuân theo các giao thức này, mọi máy tính đều có thể truy cập các tệp từ thiết bị NAS một cách dễ dàng, như thể những tệp này được lưu trữ trực tiếp trên máy tính của mình.

Giao thức giao tiếp

Các mạng thường sử dụng nhiều giao thức để truyền dữ liệu, nhưng hai giao thức phổ biến nhất là Giao thức Internet (IP) và Giao thức Điều khiển Truyền vận (TCP). IP là như một hệ thống địa chỉ giúp xác định đích đến của dữ liệu. Khi gửi dữ liệu, TCP sẽ chia thành các gói nhỏ và đảm bảo chúng được gửi đi và nhận được một cách an toàn và đúng thứ tự qua mạng.

Giao thức xử lý định dạng tệp

Trong mạng máy tính, các máy có thể chạy nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux hoặc Unix. Mỗi hệ điều hành muốn truy cập vào kho lưu trữ tệp NAS ở định dạng gốc của nó. Để làm điều này, các hệ thống tệp NAS cần xử lý định dạng của dữ liệu trước khi gửi đến mạng.

  • Hệ thống tệp mạng (NFS): Được sử dụng bởi các hệ thống Linux và UNIX. NFS có thể hoạt động trên mọi loại phần cứng, hệ điều hành và kiến trúc mạng.
  • Khối thông điệp máy chủ (SMB): Được sử dụng bởi các máy chạy Microsoft Windows.
  • Giao thức phân phối tệp Apple (AFP): Là giao thức độc quyền của các thiết bị Apple chạy hệ điều hành macOS.

Cách thức hoạt động của thiết bị NAS

Tính năng nổi bật của thiết bị lưu trữ NAS

Chúng ta có thể thấy thiết bị lưu trữ NAS cung cấp nhiều tính năng nổi bật như:

  • Tập trung dữ liệu: Thiết bị NAS cho phép bạn truy cập file từ bất kỳ thiết bị nào như: Macbook, PC, thiết bị di động,…
  • Chia sẻ file: Khi sử dụng thiết bị NAS các file hoặc folder sẽ được liên kết đơn giản, mọi thứ được đồng bộ trên Cloud Station.
  • Đồng bộ với các thiết bị: Khi sử dụng Cloud Station sẽ đảm bảo các thiết bị của bạn luôn đồng bộ. Người dùng dễ dàng phối hợp với các quyền và khôi phục lại các phiên bản đã hỗ trợ.
  • Video Streaming: Có thể phân luồng phim ảnh trong gia đình bạn với sự hỗ trợ của DLNA/DMA hoặc những thiết bị di động.
  • Chia sẻ hình ảnh: Lưu trữ hình ảnh khi thực hiện nhận bằng DS photo+ hoặc dùng những ứng dụng Synology.
  • iTune Streaming: Tính năng của NAS Synology được phục vụ người dùng tương tự như một thư viện iTunes giúp phân luồng video, hình ảnh được lưu trữ trên DiskStation, đưa người dùng trong cùng một mạng nội bộ.

Các tính năng nổi bật của thiết bị lưu trữ NAS

  • Truy cập từ xa: Dễ dàng quản lý từ xa, truy cập ở bất cứ đâu nhờ QuickConnect mà người dùng không cần sử dụng cơ chế chuẩn tiếp cổng (port forwarding).
  • Ứng dụng di động: NAS tương thích và dễ dàng sử dụng trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành iOS, Android và Windows, có thể sử dụng dữ liệu qua ứng dụng Synology.
  • Đồng bộ đám mây tiện lợi: Thiết bị NAS giúp bạn đồng bộ DiskStation với đám mây công cộng hiện đại.

Lợi ích cơ bản của NAS

Ngoài cách chia sẻ và lưu trữ dữ liệu một cách truyền thống thì sử dụng NAS chính là giải pháp thay thế tuyệt vời dành cho người dùng. Một số ưu điểm nổi bật của NAS:

Dữ liệu được quản lý tập trung có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi mà không giới hạn về dung lượng cũng như số lượng thiết bị truy cập cùng một thời điểm.
Đối với doanh nghiệp, thiết bị NAS giúp tiết kiệm đáng kể chi phi dành cho những hệ thống server, đòi hỏi quản lý quá cao, bảo trì phức tạp. Ngược lại thiết bị NAS được nâng cấp, quản trị dễ dàng đặc biệt các bước sử dụng khá đơn giản, không yêu cầu kỹ năng quá nhiều.

Lợi ích cơ bản của NAS

Một số lưu ý khi mua thiết bị NAS

Để có thể chọn mua được thiết bị NAS đáp ứng đầy đủ nhu cầu, tiết kiệm chi phí, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Dung lượng lưu trữ: NAS thường hỗ trợ 2 – 4 ổ cứng gắn trong với dung lượng tối đa mỗi ổ cứng là 14TB. Để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu khác nhau của mỗi người, bạn cần kiểm tra khả năng lưu trữ thiết bị của bạn. Vì vậy, bạn cần tham khảo và lựa chọn những ổ cứng đã được kiểm tra bởi nhà sản xuất.
  • Khả năng kết nối: Thiết bị NAS có hỗ trợ người dùng giao diện Gigabit Ethernet 10Gb/s hoặc có thể cao hơn. Ngoài ra, một số NAS còn tích hợp tính năng Port Trunking trên 2 cổng Ethernet giúp thiết bị kết nối một trong 2 cổng gặp sự cố hoặc DHCP tự động nhận địa chỉ từ mạng cho phép quản lý từ xa thông qua mạng LAN.
  • Bộ vi xử lý: NAS sử dụng bộ vi xử lý tương tự như máy tính thông thường, vì vậy có thể sử dụng bộ nhớ RAM hoặc chip Intel. Tuy nhiên, đối với các nhu cầu lưu trữ, chia sẻ và truyền phát dữ liệu, NAS chỉ cần sử dụng các bộ vi xử lý Intel Celeron để đáp ứng được yêu cầu.
  • Hệ điều hành: Các thiết bị NAS đều được hỗ trợ hệ điều hành Windows, MacOS, Linux. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng hệ điều hành khác Windows nên cân nhắc kỹ trước khi mua.
  • Tính năng cao cấp: NAS thường hỗ trợ RAID đảm bảo cho người dùng dữ liệu an toàn nhất. Đặc biệt, thiết bị còn hỗ trợ phục hồi và sao lưu dữ liệu khi gặp sự cố.

Ngoài ra, người mua cũng nên quan tâm đến độ ồn, khả năng tiêu hao điện năng, phần mềm và bảo mật của NAS để đảm bảo chọn mua được sản phẩm ưng ý nhất.

Những lưu ý cơ bản khi chọn mua thiết bị lưu trữ NAS

FAQ – Những câu hỏi thường gặp

Có những loại thiết bị NAS nào?

Hiện nay trên thị trường có 3 loại NAS phổ biến như: NAS dựa trên máy chủ, NAS tăng quy mô theo tài nguyên, NAS tăng quy mô theo phiên bản.

NAS dựa trên máy chủ

Máy chủ NAS là một thiết bị cho phép bạn tự thiết lập một kho lưu trữ tệp tại chỗ. Có nhiều loại và kích thước máy chủ NAS khác nhau. Ví dụ, bạn có thể mua máy tính để bàn hoặc thiết bị NAS gắn trên tủ mạng. Bạn có thể dễ dàng kiểm soát và cấu hình chúng thông qua mạng.

NAS tăng quy mô theo tài nguyên

Đối với những thiết bị NAS tăng quy mô theo tài nguyên gồm các ổ lưu trữ nằm dưới sự quản lý của một cặp bộ điều khiển. Khi cần lưu trữ thêm dữ liệu thì bạn cần mua thêm ổ NAS. Bộ điều khiển của NAS chỉ có thể quản lý tối ưu một lượng ổ cứng nhất định. Khi NAS hoạt động đến mức dung lượng cao nhất thì bạn cần phải bổ sung tài nguyên mới.

NAS tăng quy mô theo phiên bản

Các thiết bị NAS mở rộng bằng cách thêm các phiên bản chứa, mỗi phiên bản chứa bao gồm nhóm máy chủ cung cấp đơn vị logic hoặc chia sẻ tệp qua mạng. Mỗi thiết bị NAS có bộ điều khiển và ổ đĩa. Tuy nhiên, bộ điều khiển có thể kết nối nhiều đơn vị vật lý để hoạt động như một đơn vị logic duy nhất. Khi bạn thêm dung lượng, hệ thống tăng quy mô và hiệu suất theo cách tuyến tính.

Các loại thiết bị NAS phổ biến

NAS tại chỗ có giới hạn gì?

Điểm giới hạn khi sử dụng NAS là không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp có quy mô lớn. Với tính năng quản lý phức tạp, khó điều chỉnh các quy mô nhanh chóng, thiết bị NAS để phân bổ ổ đĩa cứng ra khắp dữ liệu. Thiết bị NAS không đưa ra bất cứ đảm bảo nào về dịch vụ lưu trữ.

Vì sao thiết bị NAS lại quan trọng?

Các doanh nghiệp nhỏ từ nhiều ngành công nghiệp đã lựa chọn giải pháp NAS vì tính hiệu quả của chúng trong việc cung cấp kho lưu trữ mở rộng với chi phí thấp. So với các máy chủ khác, các máy chủ tệp NAS mang lại lợi ích của việc truy cập nhanh chóng và dễ dàng cấu hình và quản lý. Chúng hỗ trợ một loạt các ứng dụng kinh doanh, từ hệ thống email riêng đến cơ sở dữ liệu kế toán, ghi và chỉnh sửa video, ghi nhật ký dữ liệu và phân tích kinh doanh.

Thiết bị NAS vô cùng quan trọng với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hy vọng những thông tin cơ bản về NAS là gì và một số tính năng, lợi ích trên đã giúp bạn biết thêm chi tiết về NAS. Hãy để lại bình luận ngay bên dưới nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về NAS nhé!